Tính ngày Lễ Tiệc Thánh bằng lịch Do Thái Công_đồng_Nicaea_I

Theo Kinh Thánh, các tính đồ giữ nghi thức ăn Lễ Tiệc Thánh vào ngày 14 tháng Nisan, tương ứng với ngày Lễ Vượt Qua của Do thái giáo.

Lễ Phục sinh được giữ vào Chúa Nhật đầu tiên sau ngày Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh không men của Do thái giáo. Người Kitô hữu cho rằng cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu được diễn ra trong thời gian này.

Tân ước không có đoạn nào nói về việc ăn Lễ Tiệc Thánh vào ngày Lễ Phục Sinh. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Êphêxô, Smyrne...theo sát với truyền thống Do thái giáo, và Kinh Thánh, họ mừng Lễ Tiệc Thánh vào ngày Lễ Vượt Qua theo ngày 14 tháng Nisan, và ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chúa nhật[30].

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rome, bên Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng Lễ Tiệc Thánh vào ngày Lễ Phục Sinh vào ngày Chúa nhật vì Chúa Giêsu sống lại vào ngày Chúa nhật. Ngày Chúa nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chúa nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chúa nhật[31].

Cuộc tranh cãi về việc ăn Lễ Tiệc Thánh dẫn đến sự cử hành nghi lễ này khác nhau giữa các vùng khác nhau. Khi mừng Lễ Tiệc Thánh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng mầu nhiệm Đức Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của Người, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại. Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Giáo hoàng Victor I quyết định dứt phép thông công các Giáo hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và Giáo hoàng rút lại vạ tuyệt thông.

Tại Công đồng Nicêa năm 325, đồng ý tách biệt lễ Vượt qua Do thái giáo và Lễ Tiệc Thánh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận ăn Lễ Tiệc Thánh vào ngày Lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày xuân phân (21/3)[32].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_đồng_Nicaea_I http://www.britannica.com/EBchecked/topic/413817/C... http://www.fourthcentury.com/index.php/urkunde-26 http://articles.adsabs.harvard.edu/full/1984JHA...... http://s.daminhvn.net/tusach/lichsugiaohoi/lsgh1-0... http://s.daminhvn.net/tusach/luhanhductin/lhdt04.h... http://s.daminhvn.net/tusach/luhanhductin/lhdt04.h... http://khazarzar.skeptik.net/books/eusebius/vc/gr/ http://www.ccel.org/ccel/schaff/hcc3.iii.xii.iv.ht... http://www.ccel.org/ccel/schaff/npnf203.iv.viii.i.... http://www.ccel.org/ccel/schaff/npnf204.xxiv.ii.ht...